Cảm biến quang điện Kagasel được thiết kế để đo lường ánh sáng và sóng điện từ trong các ứng dụng y tế, khoa học, công nghiệp và nghiên cứu. Sản phẩm của Kagasel có độ chính xác cao, độ nhạy cao và độ tin cậy cao, giúp người dùng thu thập dữ liệu một cách chính xác và đáng tin cậy. Hãy khám phá sản phẩm cảm biến quang điện Kagasel để tối ưu hóa quá trình đo lường và kiểm soát trong các ứng dụng của bạn!
Nội dung bài viết [Hiện]
CẢM BIẾN QUANG ĐIỆN KAGASEL CÓ TỐT KHÔNG
Hiện nay thiết bị hiện đại dần được sử dụng rộng rãi hơn bởi vì giúp cho công việc của người tiêu dùng đạt hiệu quả cao. Thế thì nội dung sắp nói đến đây là dòng sản phẩm có tính hỗ trợ tốt và mang vào sử dụng đó là cảm biến quang điện, dựa vào nội dung bên dưới để các bạn mua dùng chính xác.
Cảm biến quang điện là tổ hợp các linh kiện quang điện khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ thay đổi trạng thái hoạt động từ đóng thành mở hoặc ngược lại. Chúng được dùng chủ yếu để phát hiện vật cản hoặc phát hiện màu. Loại cảm biến này phát ra một tia sáng để giúp cho người dùng nhận biết chúng đang hoạt động, trong trường hợp tia sáng bị che khuất bởi vật thể khác, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu bằng các âm thanh để báo về trung tâm điều khiển.
Cảm biến quang điện là gì?
Cảm biến quang điện có tên tiếng Anh đầy đủ là Photoelectric Sensor, thiết bị này còn được gọi với tên thông dụng khác là "mắt thần". Chúng đóng vai trò như cặp mắt và là thành phần thiết yếu của dây chuyền sản xuất tự động. Thiếu cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa, bởi chẳng khác nào việc lao động mà không thể nhìn thấy. Nhờ có cảm biến quang mà sức người giảm, tiết kiệm nhiều thời gian hơn mà còn đem lại hiệu quả lớn cho chính người tiêu dùng.
Cấu tạo chính của cảm biến quang điện gồm có bộ phận phát sáng, bộ phận thu sáng, mạch xử lý tín hiệu.
- Bộ phận phát sáng: Bộ phận này có vai trò lớn đó là phát ra ánh sáng dạng xung từ đèn LED bán dẫn. Nhịp xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt giữa ánh sáng của nó phát ra với ánh sáng từ nguồn khác như ánh sáng có trong tự nhiên hày là bóng đèn. LED bán dẫn của bộ phận phát sáng thường gặp nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại và LED laser. Ngoài ra còn có LED trắng, xanh lá hoặc vàng nhưng chỉ ứng dụng cho một số dòng cảm biến quang điện cụ thể nào đó mà thôi.
Đặc điểm cấu tạo cảm biến quang
- Bộ phận thu sáng: Bộ phận thu sáng sẽ cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ gọi tắt là analogue. Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát điện một cách nhanh chóng hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện do sự khuếch tán của cảm biến. Bộ phận này thường được gọi là một phototransistor hay tranzito quang.
Mạch xử lý tín hiệu đầu ra: Thường thì bên trong mạch điện tử sẽ tự cho ra một tín hiệu riêng từ tranzito quang thành tín hiệu ON/OFF được khuếch đại khi tiếp nhận tín hiệu từ bộ thu ánh sáng giúp cho toàn bộ hệ thống nhận biết để đóng mở sao cho hợp lý. Tín hiệu ngõ ra thường dùng phổ biến nhất là tín hiệu ra bán dẫn (NPN, PNP).
Khi cảm biến hoạt động thì bộ phát ánh sáng sẽ bắt đầu làm việc và phát ánh sáng đến vật cụ thể giúp cho người dùng dễ nhận biết. Khi không có vật cản thì vật thể được phát ánh trực tiếp vào sẽ mau chóng phản xạ lại bộ thu ánh sáng. Khi có vật cản đi qua thì sẽ làm thay đổi tần số của ánh sáng phản xạ hoặc bị mất ánh sáng thu. Cảm biến sẽ xuất tín hiệu điện PNP, NPN,…
Cảm biến quang điện Kagasel
Thương hiệu Kagasel này có vẻ khá mới mẻ với những người mới sử dụng thiết bị cảm biến quang điện nhưng thật chất đã cho ra đời vô số loại cảm biến khác nhau. Khi được hỏi về độ bền của cảm biến quang điện do hãng Kagasel sản xuất ra sao thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không ngờ sản phẩm có mẫu mã đa dạng, hình thành từ chất liệu cao cấp, có độ an toàn cao, độ bền bỉ lớn, dễ lắp đặt nên đem đến nhiều hiệu quả lớn cho chính người sử dụng. Đây cũng là lý do vì sao ở nhiều công trình, khu công nghiệp luôn lắp đặt cảm biến quang điện Kagasel.
Để nối dây cảm biến quang nhanh chóng với độ chính xác cao, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là kiểm tra rơ le có phải là 220V hay không, các bạn cũng có thể xem dòng điện sử dụng của thiết bị hay hệ thống điện đang sử dụng như thế nào. Trong trường hợp là 220V thì rơle sẽ không đóng được. Còn đối với nguồn điện là 24V hoặc 12V thì cần kiểm tra xem dòng đóng min của rơ le là bao nhiêu để mà đấu nối cảm biến vào.
Sơ đồ đấu nối cảm biến quang điện Kagasel
Ngoài ra các bạn muốn đấu nối tốt phải lựa chọn thích hợp để bộ cảm biến vận hành hiệu quả nhất, cùng với đó sử dụng các dụng cụ để hỗ trợ trong việc đấu nối này tốt nhất.
Cảm biến quang hiện có rất nhiều loại khác nhau như PNP, NPN, AC/DC… Dĩ nhiên, mỗi loại có các thông số và cách cài đặt hoàn toàn khác nhau. Vì thế bạn cần phải kiểm tra rơ le kỹ trước khi tiến hành đấu nối. Bởi nếu kiểm tra rơ le không kỹ cộng thêm cài đặt sơ ý, có thể dẫn đến hỏng dây cảm biến quang,mức độ an toàn khi thực hiện việc đấu nối rất thấp. Do đó, khi tiến hành nối dây cảm biến quang, bạn cần tiến hành kiểm tra kỹ dòng min của rơ le, cũng như mã của cảm biến quang để tránh làm hỏng cảm biến cũng như gây khó khăn cho việc sử dụng của các bạn.
Các bạn muốn mua dùng tốt nhất cảm biến Kagasel thì hãy đến với công ty Nghĩa Đạt vì nơi này vừa chuyên cung cấp các thiết bị điện công nghiệp vừa cung cấp các dòng sản phẩm chính hãng với mức giá hợp lý. Thế thì các bạn còn chần chờ gì mà không đặt ngay cảm biến Kagasel để vừa đón nhận sản phẩm tốt với giá ưu đãi mà công ty dành cho bạn.
NGHIA DAT TECH
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NGHĨA ĐẠT
Địa chỉ: 41F/5A Đường Trục, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Hotline: (028) 668 21 468
0913 98 08 48 (Mr.Vũ)
0931 11 55 18 (Ms. Thảo)
0931 77 88 71 (Ms. Trang)
0937 88 41 45 (Ms. Ngân)
0931 77 88 30 (Ms. Dung)
HOTLINE: (028) 668 21 468
0913 98 08 48 (Mr. Vũ)
0931 11 55 18 (Ms. Thảo)
0931 77 88 71 (Ms. Trang)
0931 77 88 30 (Ms. Dung)
0937 88 41 45 (Ms. Ngân)
Đèn led ốp trần HH-LAZ307588 panasonic cỡ lớn
6,650,000 đ
Đèn led ốp trần HH-LAZ502088 panasonic cỡ lớn
11,700,000 đ
Ổ cắm 3 ngã công nghiệp PCE F9432000 IP44 16A
1,170,000 đ
Đèn led ốp trần HH-LAZ306988 panasonic đa năng
7,300,000 đ
Tổng truy cập: 306,001
Đang online: 2